Tìm hiểu về giải đua MotoGP danh giá nhất hành tinh
Giải đua MotoGP là sân chơi của những chiếc xe mô tô phân khối lớn đỉnh cao về công nghệ, được tổ chức trên những chặng đua đường nhựa và là giải đua lâu đời nhất.
Cho đến nay, MotoGP được biết đến là giải đua xe moto danh giá nhất thế giới, nhưng không nhiều người biết rằng giải đua này đã có truyền thống hơn 70 năm với những giai đoạn đỉnh cao nhất. Đi kèm với đó là sự phát triển của những cỗ máy đường đua lừng lẫy và những tay đua đại tài. Để hiểu rõ hơn về giải đua MotoGP tốc độ này, hãy cùng Revzone Yamaha Motor tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giải đua MotoGP là gì?
Giải đua Grand Prix (hay MotoGP) là sự kiện đua xe moto đường trường hàng đầu được tổ chức trên các cung đường đua nhựa do Liên Đoàn Đua xe Moto Quốc Tế (viết tắt là FIM) điều hành. Đây là giải đua xe moto vô địch thế giới được thành lập lâu đời nhất từ trước đến nay, với sự xuất hiện của các tay đua chuyên nghiệp hàng đầu, cho đến hàng loạt công nghệ xe tiên tiến từ các hãng.
Chức vô địch hiện được chia thành bốn hạng: MotoGP, Moto2 (thay thể thức đua 600cc), Moto3 (thay thể thức đua 250cc) và MotoE. Ba hạng đầu tiên sử dụng động cơ bốn thì, trong khi đó hạng MotoE sử dụng động cơ điện.
Xe môtô sử dụng trong giải đua MotoGP là những cỗ máy đua được chế tạo mà công chúng không thể mua hay lái hợp pháp trên đường công cộng. Tuy nhiên, vào năm 1999 khi Yamaha R7 được ra mắt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp xe môtô, chiếc xe đã mang đến cuộc cách mạng về việc thương mại hóa một chiếc xe đua.
>>> Tìm hiểu thêm: So sánh 5 điểm khác biệt cơ bản giữa xe đua MotoGP và xe thương mại
Đôi nét về lịch sử hình thành giải đua MotoGP
1. Từ năm 1949 đến thập niên đầu của thế kỷ 20
Năm 1949 là năm Liên Đoàn Đua Xe Môtô Quốc Tế (FIM) được thành lập, và đây cũng là năm giải đua MotoGP được khai sinh một cách chưa chính thức với chặng đua đầu tiên trên đảo Isle of Man. Giải đua xe moto được tổ chức dành cho các dòng xe 125cc, 250cc, 350cc, 500cc và xe đua ba bánh 600cc.
Vào đầu thập niên 70, Yamaha đã có những chiến thắng cho giải đua xe moto 125cc và 250cc. Đánh dấu cột mốc son cho sự thống trị của các hãng xe Nhật Bản phải kể đến chức vô địch giải đua 500cc với chiến thắng của tay đua Giacomo Agostini trên chiếc xe Yamaha. Những cuộc so tài gay gắt đã làm nên sức nóng toàn cầu và tạo nên tinh thần biểu tượng của giải đấu.
2. Sự khai sinh chính thức của giải đua MotoGP
Sự thay đổi tên của giải Grand Prix dành cho xe 500cc đã mang đến nhiều thay đổi lớn và luật lệ mới về công nghệ xe. Động cơ bốn thì được sử dụng nhiều hơn và công suất xe cũng được điều chỉnh lên 990cc. Valentino Rossi đã dành chiến thắng trong bốn năm liên tiếp từ 2001 đến 2005.
Từ đó đến nay, các giải đua MotoGP vẫn luôn mang đến cho người xem những diễn biến khó dự đoán, đồng thời chứng kiến nhiều cuộc cách mạng trong kỹ thuật chế tạo những cỗ máy chiến binh đường đua. Những thay đổi trong quy định thi đấu qua các mốc thời gian đã có ảnh hưởng lớn đến chiến thuật và chiến lược tranh giải của các đội đua trong việc lựa chọn xe đua với các công nghệ và bộ lốp phục vụ chặng đua.
>>> Tìm hiểu thêm:
Giải đua MotoGP và những quy định chung
1. Những thay đổi về quy định thi đấu của giải đua MotoGP
Vào năm 2002, hạng thi đấu cao nhất 500cc đã được thay thế bằng hạng đua xe MotoGP dành cho các xe đua 2 thì 500cc hoặc 4 thì 990cc. Quy định tiếp tục được thay đổi vào năm 2004 để giới hạn chỉ có xe đua 4 thì, và vào năm 2007 để giới công suất xuống 800cc. Kể từ đó, giải đua MotoGP cũng quy định chỉ có một nhà cung cấp lốp duy nhất cho toàn giải đua MotoGP, giới hạn số lượng lốp mà một đội có thể sử dụng trong tuần đua, cũng như giảm số ngày thử nghiệm.
Vào năm 2015, FIM còn quyết liệt hơn khi quy định tất cả các hệ thống quản lý động cơ bao gồm kim phun, hệ thống rẽ nhánh, hệ thống nạp biến thiên và đánh lửa phải được lập trình theo tín hiệu ECU nguyên bản và không được thay đổi. Đây cũng là năm mà MotoGP có nhiều thay đổi về thể thức thi đấu như giảm giới hạn trọng lượng xe đua xuống 158kg, cho phép sử dụng đĩa phanh carbon với đường kính 320mm và 340mm. Tại một số vòng đua nhất định như Motegi, việc sử dụng đĩa phanh carbon 340mm là điều bắt buộc đối với trận đua vì lý do an toàn.
>>> Tìm hiểu thêm: Vì sao mâm carbon không được sử dụng tại giải đua MotoGP?
Các quy tắc khác đáng chú ý của MotoGP bao gồm yêu cầu sử dụng động cơ bốn xy lanh có đường kính 81mm, mỗi tay đua được phân bổ 7 động cơ cho mùa giải, không được phép tinh chỉnh thêm động cơ trong mùa giải. Mỗi tay đua sẽ có một bộ 21 chiếc lốp trơn để sử dụng cho mỗi chặng đua. Trong số đó, 10 chiếc lốp trước sẽ gồm 6 lốp cứng (hard) hoặc mềm (soft), 11 lốp sau sẽ có tối đa 5 lốp cứng hoặc tối đa 7 lốp mềm. Nếu gặp trời mưa, mỗi tay đua sẽ được quyền sử dụng 10 lốp đường ướt (wet tyres). Tất cả các tay đua đều có quyền sử dụng cùng một loại lốp do Michelin sản xuất kể từ năm 2017.
2. Quy tắc tính điểm của giải đua MotoGP
Với tất cả những thay đổi này, MotoGP là giải đua xe moto nhanh nhất hành tinh với những cỗ máy trên 240 mã lực, tốc độ trên 340km/h và các công nghệ điều khiển điện tử tối tân nhất. Các trận đua thường dài từ 4-5km với tổng quãng đường đua từ 110-120km, và mất khoảng 40 phút để hoàn thành. Mỗi mùa giải đua MotoGP sẽ có từ 20 đến 22 chặng đua, diễn ra tại những đường đua nổi tiếng trên khắp thế giới.
Các tay đua MotoGP sẽ phải nỗ lực hết mình ngay từ vòng xếp hạng xuất phát cho mỗi chặng đua. Trước mỗi chặng đua, các tay đua sẽ có 3 lượt luyện tập trên sân kéo dài 45 phút và 2 lượt thi đấu phân hạng xuất phát chính thức. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, giải đua MotoGP đã áp dụng một luật tranh vị trí xuất phát mới khi cho phép 30 phút đầu tiên của mỗi cuộc đua phân hạng 1 (Qualifying Practice – QP) được tính là giờ luyện tập và không ảnh hưởng đến kết quả phân hạng. Vì vậy, kết quả phân hạng xuất phát của mỗi chặng đua thực sự được quyết định trong 15 phút cuối của mỗi chặng phân hạng.
QP1 sẽ quyết định thứ hạng xuất phát của các tay đua từ vị trí 13 trở xuống, trong khi đó QP2 sẽ quyết định 12 vị trí dẫn đầu. 10 tay đua nhanh nhất trong các buổi luyện tập trước đó sẽ được quyền đi thẳng vào QP2 để tranh vị trí xuất phát, các tay đua còn lại sẽ tranh 2 suất cuối cùng của QP2 từ kết quả QP1. 15 tay đua thi đấu tại chặng đua sẽ được tính điểm theo vị trí về đích theo thứ tự giảm dần: 25, 20, 15, 13, 11, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2 và 1 điểm.
Như vậy, giải đua MotoGP không chỉ là một sự kiện thể thao, mà còn là một phần quan trọng của ngành công nghiệp mô tô toàn cầu, thể hiện sự kết hợp giữa công nghệ, cạnh tranh và niềm đam mê với tốc độ.
Trong số các mẫu xe moto phân khối lớn trên thị trường hiện nay, Yamaha R7 được đánh giá là mẫu xe mô tô có ngoại hình đậm chất đường đua, dễ dàng thu hút các tín đồ đam mê tốc độ. Khối động cơ của Yamaha R7 mang đến hiệu suất tuyệt vời trong mọi dải vòng tua từ thấp đến cao. Bên cạnh đó, hệ thống trục khuỷu 270 hạn chế rung lắc từ động cơ, giúp chiếc xe tăng tốc ổn định và mạnh mẽ, duy trì cảm giác phấn khích từ những nước ga đầu.
Quý khách hàng quan tâm có thể đăng ký lái thử các dòng moto Yamaha để trải nghiệm. Tham khảo thêm thông tin về sản phẩm tại website revzoneyamaha-motor.com.vn hoặc gọi điện đến số hotline 090 133 5353 (Sài Gòn) và 091 144 6153 (Hà Nội) để được hướng dẫn chi tiết.
>> Đôi nét về đội đua Monster Energy Yamaha MotoGP
Đăng ký lái thử
Đừng bỏ lỡ
-
Cận cảnh Yamaha TMAX 560 - Nâng tầm trải nghiệm đường xa
-
Đánh giá XMAX 300: Dáng ngồi công thái học, giá thì sao?
-
Các mẫu xe moto cho nữ của Yamaha cá tính được yêu thích nhất
-
Naked Bike là gì? Top 5 xe Yamaha Naked Bike hot nhất hiện nay
-
Piston là gì? Cấu tạo và ứng dụng của pít tông
-
Tỉ số nén là gì? Tầm quan trọng của tỉ số nén đối với động cơ xe