Tầm quan trọng của mã lực và mô men xoắn đối với một chiếc xe phân khối lớn
Sức mạnh của một động cơ xe thường đi kèm hai đại lượng quan trọng là mô-men xoắn và mã lực. Hiểu đúng về từng đại lượng này sẽ giúp nhìn nhận chính xác hơn về sức mạnh của một chiếc xe.
Mã lực là đơn vị được phát minh bởi kỹ sư người Anh James Watt vào thế kỷ 18. Đơn vi này được hiểu là sức kéo cần thiết để nâng 75 kg lên 1 mét mỗi giây. Nếu bạn có thể 2 con ngựa để nâng cùng khối lượng 75kg như cũ thì bạn chỉ tốn nửa giây, tức là 2 mã lực.
Khả năng xe di chuyển về phía trước, hay công suất tạo ra của động cơ, được đo bằng mã lực và là kết quả của lượng lực kéo tạo ra trong một đơn vị thời gian, mà cụ thể là lực quay của bánh xe và số vòng tua máy. Động cơ có nhiều mã lực hơn sẽ có khả năng tăng tốc tốt hơn và tốc độ tối đa cao hơn.
Tuy nhiên, trong các dòng xe mô tô hiện nay, động cơ đều được chế tạo với độ bền và hiệu suất rất cao, cho phép vòng tua máy đạt được ở các mức rất ấn tượng. Vì vậy, sức mạnh của động cơ được quyết định bởi đại lượng lực còn lại – lực làm quay bánh xe, hay còn gọi là mô-men xoắn.
Mô-men xoắn là một đại lượng chỉ áp dụng cho động cơ tạo ra lực quay. Về cơ bản, động cơ xe máy và ô tô đều sinh ra lực để truyền động thông qua chuyển động quay tròn. Một ví dụ đơn giản, mô-men xoắn có thể hiểu là lực sinh ra khi ta vắt một chiếc khăn, tức một lực làm xoắn chiếc khăn.
Động cơ xe máy cũng áp dụng nguyên lý này. Chuyển động lên xuống của piston trong động cơ xe sẽ làm quay bánh đà, kéo theo trục biên quay, lực này được truyền đến bánh sau giúp xe tiến về phía trước, tức sản sinh ra lực kéo và lực kéo này được đo bằng “mã lực” như trên.
Quay lại ví dụ các chú ngựa kéo đầu tiên. Tại trường sau, hai chú ngựa có sức kéo mạnh gấp đôi nên đã tạo ra nhiều mã lực hơn. Tương tự như vậy, nếu một chiếc xe có động cơ cho khả năng sinh ra lực quay bánh xe mạnh hơn, thì chiếc xe đó sẽ có khả năng bứt tốc tốt hơn, hay được gọi là cảm giác lái phấn khích hơn so với các xe cùng phân khúc. Dòng xe hyper naked của Yamaha với tên gọi MT – Master of Torque – chính là được chế tạo từ nguồn cảm hứng này.
Chính vì có tới hai đại lượng để chỉ sức mạnh của động cơ, tức là lực quay bánh xe (mô-men xoắn) và sức mạnh làm cho xe chuyển động về phía trước (mã lực) nên rất dễ nhầm lẫn khi so sánh về sức mạnh động cơ của xe. Một chiếc xe có mã lực lớn với tốc độ tối đa cao, với điều kiện vòng tua lên nhanh và giới hạn vòng tua lớn. Tuy nhiên, chiếc xe này nhất định phải có mô-men xoắn phù hợp để có thể tiến hành tạo ra chuyển động quay được bánh xe. Nếu chiếc xe có mô-men xoắn thấp, khả năng tăng tốc của xe sẽ rất chậm chạp, ảnh hưởng đến những cảm xúc trong quá trình vận hành.
Đăng ký lái thử
Đừng bỏ lỡ
-
Cận cảnh Yamaha TMAX 560 - Nâng tầm trải nghiệm đường xa
-
Đánh giá XMAX 300: Dáng ngồi công thái học, giá thì sao?
-
Các mẫu xe moto cho nữ của Yamaha cá tính được yêu thích nhất
-
Naked Bike là gì? Top 5 xe Yamaha Naked Bike hot nhất hiện nay
-
Piston là gì? Cấu tạo và ứng dụng của pít tông
-
Tỉ số nén là gì? Tầm quan trọng của tỉ số nén đối với động cơ xe