Tìm hiểu tư thế điều khiển xe mô tô phù hợp
Bên cạnh việc sở hữu một mẫu xe phù hợp với bản thân và các trang bị bảo hộ đi kèm, thì việc làm chủ những kỹ năng điều khiển cũng là một vấn đề không kém quan trọng.
Để điều khiển được một chiếc mô tô an toàn cần khá nhiều yếu tố, có thể kế đến như vị trí ngồi phù hợp cho mỗi dòng xe. Việc ngồi sao tư thế sẽ khiến cơ thể “biểu tình” vì quá mệt mỏi trong quá trình vận hành xe, dễ dẫn đến những tình huống xử lý không chính xác. Nhìn chung, cơ thể của người lái cần phải được phối hợp sát sao với thân xe để có thể dễ dàng điều khiển chiếc xe theo ý muốn, dù đó là một chiếc xe máy phổ thông hay chiếc mô tô phân khối lớn.
Vị trí ngồi trên xe
Ngồi đúng vị trí trên xe sẽ điều khiển xe dễ dàng hơn
Đầu tiên, người lái cần điều chỉnh để eo và hông tạo ra một khoảng cách gần bình xăng nhất định, có thể cách giữa vùng eo và bình xăng trong khoảng một nắm tay. Khoảng cách này sẽ giúp bạn không ngồi quá sát hay quá xa bình xăng. Đây là khoảng cách an toàn để cơ thể có thể di chuyển khi xe tăng tốc hoặc phanh đột ngột. Bên cạnh đó, khoảng cách này sẽ tạo tư thế thoải mái nhất để thao tác lái được dễ dàng hơn, ít mỏi mệt khi di chuyển đường dài do những rung động đến từ động cơ hoặc mặt đường.
Chú ý phần chân
Định vị chân giúp lái xe linh hoạt hơn khi vào số hay hãm phanh
Mũi chân nên được đặt vững chắc trên gác chân. Tư thế này sẽ làm tăng độ đàn hồi cho bàn chân, cổ chân, qua đó, giúp người lái phản xạ linh hoạt hơn khi vào số hay hãm phanh, đồng thời tránh được các rung chấn của mặt đường lên ống chân và phần trên cơ thể, góp phần giảm thiểu mệt mỏi trên những hành trình dài.
Ngoài ra, việc ôm sát đùi, đầu gối vào thân xe xe sẽ giúp người lái và chiếc xe trở thành một khối liên kết thống nhất, giúp lái xe giữ thăng bằng tốt hơn trong khi phanh hay qua các khúc cua, đường dốc, đồng thời góp phần làm giảm lực cản gió do cơ thể tạo ra khi đang lái xe.
Cánh tay và cẳng tay:
Người lái nên thả lỏng phần ngực, vai và hai cánh tay khi cầm lái
Theo các chuyên gia đào tạo lái xe an toàn, phần ngực, vai và hai cánh tay nên được thả lỏng khi điều khiên xe mô tô để tạo sự thoải mái, linh hoạt cho tay khi đánh lái. Nếu người lái gồng cứng cánh tay sẽ dễ cảm thấy mỏi mệt, nhất là trên những cung đường dài, và thao tác đánh lái cũng mất đi độ linh hoạt, chính xác trong những tình huống tránh chướng ngại vật hay vào cua.
Tầm nhìn của mắt
Yếu tố cuối cùng và không kém phần quan trọng là tầm nhìn khi điều khiển. Tầm nhìn khi điều khiển xe phân khối lớn cần hướng về phía trước, hoặc ít nhất là ngang mặt đường với chiều hướng lên trên theo hướng di chuyển để đảm bảo được tầm nhìn bao quát và khả năng xử lý những tình huống bất ngờ. Ngoài ra, mắt không nên hướng xuống mặt đường vì điều này sẽ gây ra sự chóng mặt, nhất là khi di chuyển vào các cung đường nhiều đoạn cua.
DL
Đăng ký lái thử
Đừng bỏ lỡ
-
Cận cảnh Yamaha TMAX 560 - Nâng tầm trải nghiệm đường xa
-
Đánh giá XMAX 300: Dáng ngồi công thái học, giá thì sao?
-
Các mẫu xe moto cho nữ của Yamaha cá tính được yêu thích nhất
-
Naked Bike là gì? Top 5 xe Yamaha Naked Bike hot nhất hiện nay
-
Piston là gì? Cấu tạo và ứng dụng của pít tông
-
Tỉ số nén là gì? Tầm quan trọng của tỉ số nén đối với động cơ xe